Mục Lục
Nha khoa ODA chuyên phục hình răng sứ thẩm mỹ và điều trị các bệnh lý về răng. Tự hào là một nha khoa uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng thực hiện dịch vụ.
Đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm, chuyên môn giỏi, tốt nghiệp tại các trường đại học danh tiếng trực tiếp thăm khám và điều trị. Kỹ thuật cùng máy móc hiện đại, phòng khám đảm bảo quy trình vô trùng đạt chuẩn bộ y tế.
I. CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG.
Vào những khoảng thời gian trước, khi công nghệ thông tin chưa được phát triển mạnh, tác hại của việc chăm sóc răng miệng không được phổ biến rộng rãi, mọi người vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của răng miệng, suy nghĩ về răng, miệng và việc vệ sinh răng miệng chưa đúng, dẫn đến tình trạng hư răng và mất răng từ rất sớm ảnh hưởng nhiều đến ăn nhai và sức khỏe…
Ngày nay con người được tiếp xúc gần hơn với công nghệ thông tin. Và lĩnh vực nha khoa được phát triển tốt, Nguồn thông tin cung cấp về răng miệng ngày càng nhiều, khách hàng dễ dàng nhận biết được tầm quan trọng của răng, từ đó, ý thức chăm sóc và bảo vệ răng miệng được nâng cao.
Nhưng liệu chúng ta có đang thực sự hiểu và làm đúng cách?
Dưới đây là những thông tin kiến thức mà nha khoa ODA muốn cung cấp đến khách hàng, để mọi người có thể hiểu hơn và trang bị thêm kiến thức đúng hơn về tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng.
BẠN CÓ ĐANG CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐÚNG CÁCH?
Những lầm tưởng về việc chăm sóc răng miệng hàng ngày tưởng chừng đúng mà lại sai hoàn toàn như: sử dụng loại bàn chải quá cứng, chà răng quá mạnh tay, hiểu sai về công dụng của các loại nước súc miệng… Những việc trên không chỉ gây ra các tác hại mà còn dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác cho răng miệng.
Mọi người luôn nghĩ việc chọn lông bàn chải cứng sẽ giúp chải răng sạch hơn, nhưng lại không hề biết rằng, cách chải răng hay phương pháp chải răng đúng mới là quan trọng. Thói quen chải răng quá mạnh tay với bàn chải cứng, không những không làm răng sạch hơn mà còn gây tổn thương đến mô răng, các vùng nướu răng…
Ngày nay trong hầu hết các loại kem đánh răng, nhà sản xuất họ thường cho thêm vào các hạt mài mòn, hỗ trợ cho quá trình chải răng được sạch hơn, loại bỏ mảng bám tốt hơn, nên việc chảy răng cũng không cần phải dùng quá nhiều lực hay phải dùng loại bàn chảy có lông cứng để tăng hiệu quả chảy sạch. Thay vào đó hãy chú ý đến chất lượng của 1 lần vệ sinh răng, thời gian cho mỗi lần, đảm bảo vệ sinh hết tất cả các vùng của răng: mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai. Và hơn hết phải thực hiện theo phương pháp đúng được các nha sĩ khuyến cáo.
Dùng nước súc miệng sau khi đánh răng là thói quen hằng ngày của mỗi người, hỗ trợ cho việc vệ sinh răng miệng tốt hơn. Nhưng việc dùng nước súc miệng quá nhiều lần trong ngày có thể làm thay đổi môi trường cân bằng của vùng miệng, và làm mất đi những vi khuẩn có lợi trong khoang miệng. Mặc khác mọi người đều nghĩ rằng các loại nước súc miệng hiện có trên thị trường đều như nhau, dùng sau khi chảy răng, nhưng không hẳn như vậy, cũng có loại nước súc miệng dùng trước khi đánh răng để làm mềm mảng bám trên răng nữa đấy. Tốt nhất hãy đọc và tìm hiểu kỹ thông tin của sản phẩm mà bạn đang dùng nhé.
Các chất độc có trong thuốc lá như Nicotin, Carbon Monoxyd và Acid Cyanhydrid là nguyên nhân gây hại cho răng ở những bệnh nhân có thói quen sử dụng thuốc lá. Các chất này còn phá hoại hệ miễn dịch trong khoang miệng, tạo nên những lỗ sâu, hôi miệng, viêm tuyến nước bọt, mảng bám và cao răng tăng cao… Ngoài ra còn làm tăng khả năng ung thư vòm họng.
Sử dụng các loại đồ uống có gas, bia rượu, thức uống có màu, nhai các đồ ăn quá cứng thường xuyên.., có thể gây mòn men, ố vàng, sâu răng…rất khó khắc phục.
Các vấn đề tưởng chừng như rất đơn giản nhưng không hề đơn giản phải không nào?
HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG KHOA HỌC
- Cách chọn loại bàn chải đúng: nên chọn các loại bàn chải có lông mềm hoặc được nha sĩ chỉ định, thay bàn chải đánh răng 2-3 tháng/ 1 lần. Rửa sạch và để khô bàn chải sau khi đánh răng, tránh để gần với bàn chải của người khác.
- Chọn kem đánh răng phù hợp: sử dụng kem đánh răng có chứa các chất Fluoride giúp ngừa sâu răng.
- Đánh răng đúng cách: không nên chải răng quá mạnh, đánh xoay tròn hoặc chải dọc theo chiều mọc của răng, mặt trong và mặt ngoài răng và sử dụng gạt lưỡi để làm sach lưỡi.
- Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày, mỗi ngày 3-5 phút. Đặc biệt sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Sau khi đánh răng, nên sử dụng thêm nước súc miệng, hoặc nước muối sinh lý.
- Chọn nước súc miệng có chứa Fluoride và không có chất Alcohol. Không dùng nước súc miệng quá nhiều lần mỗi ngày.
- Nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẻ răng trước khi chải răng.
- Dùng máy tăm nước ở một số trường hợp nha sĩ chỉ định.
Chăm sóc răng miệng tốt là việc rất quan trọng không chỉ cho bạn một nụ cười đẹp, hơi thở thơm mát mà còn tránh được các tình trạng về bệnh lý răng miệng. Vì vậy hãy đến gặp Bác Sĩ nha khoa 3-6 tháng/ 1 lần để được kiểm tra, lấy vôi và xử lý các bệnh lý về răng miệng nếu có.
CÁC BỆNH LÝ NGUY HIỂM CẦN CHÚ Ý GIỮ VỆ SINH VÀ CHĂM SÓC RĂNG
Bệnh tiểu đường
Những người bị bênh tiểu đường thường có nguy cơ bị viêm nha chu cao, và viêm nha chu sẽ làm bệnh tiểu đường trở nên phức tạp hơn.
Bệnh tim mạch
Tình trạng chăm sóc răng miệng không đúng cách gây ra các bệnh viêm trong mạch máu, làm giảm sự di chuyển của các tế bào máu giữa tim và phần còn lại của cơ thể. Do đó khiến người bệnh dễ bị tăng huyết áp. Các mảng bám chất béo cũng có khả năng phá vỡ thành mạch máu và di chuyển đến tim hoặc não. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Bệnh về phổi
Các bệnh về răng miệng có thể làm tăng số lượng vi khuẩn trong phổi, khiến cho tình trạng viêm phổi và bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính tồi tệ hơn.
Béo phì
Tương tự như tiểu đường, các vấn đề về răng miệng là nguy cơ làm tăng lượng mỡ trong máu và ngược lại.
Người đang mang thai
Những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm tăng nguy cơ bị viêm nha chu ở phụ nữ mang thai. Vấn đề này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi trong tử cung, khiến bé bị sinh non hoặc nhẹ cân hơn bình thường. Vì vậy phụ nữ mang thai nên đi kiểm tra tình trạng răng miệng để phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời tình trạng viêm nha chu.
II TRÁM RĂNG THẨM MỸ
TRÁM RĂNG LÀ GÌ?
Trám răng (hàn răng) là phương pháp lấp đầy và khôi phục lại các răng bị hỏng do sâu răng, mẻ vỡ, mòn cổ răng, thưa kẻ… Phục hồi lại hình dáng và chức năng ăn nhai cho răng, bảo vệ răng khỏi vi khuẩn xâm nhập.
Để thực hiện việc trám răng cho bệnh nhân bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ những tác nhân gây nên tình trạng sâu răng, làm sạch vùng bị sâu và sử dụng vật liệu trám răng để lấp đầy khoảng trống mà răng đã mất.
Phương pháp này có tác dụng ngăn ngừa được sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại đến răng, cải thiện được tình trạng sâu răng cũng như đưa răng trở về trạng thái ban đầu, hạn chế tối đa tình trạng tái sâu răng. Hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng cũng như không cần phải bọc răng sứ mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ cao.
TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN ĐƯỢC TRÁM RĂNG?
Răng bị sâu
Do các vi khuẩn có trong thức ăn bám lại khi vệ sinh răng không sạch, vi khuẩn lên men tạo ra acid ăn mòn và tạo ra các lổ trên bề mặt răng, gọi là sâu răng. Sâu răng nếu như không trám kịp thời, lổ sâu sẽ trở nên lớn hơn chạm tới tủy răng, gây đau nhức khó chịu. ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Sâu răng còn gây mất thẩm mỹ và hôi miệng.
Răng bị mẻ, vỡ
Cắn các thức ăn quá cứng hoặc do bị tai nạn, là nguyên nhân gây mẻ răng. Tình trạng này cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra kịp thời, xem tình trạng có thể trám lại được hay không, tránh để lâu ngày gây ảnh hưởng xấu đến răng.
Mòn cổ răng
Trường hợp bị mòn cổ răng là do bệnh nhân vệ sinh răng miệng sai cách, chải răng ngang lâu năm khiến răng bị mòn đi phần men răng, gây ê buốt khó chịu mỗi khi ăn nóng hoặc lạnh…trám răng giúp bù lại lớp men đã mất, bảo vệ răng khỏi những tác hại trên.
Răng thưa kẻ
Thưa kẻ ở vùng răng trước làm bạn thiếu tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng nhiều đến công việc…Trám răng thẩm mỹ sẽ làm kín những kẻ thưa đó, tuy nhiên đối với phương pháp này chỉ là cách giải quyết tạm thời cho bạn.
Răng đã chữa tủy
Trám răng đã chữa tủy là phương pháp nhằm bít kín xoong mở lối vào hệ thống tủy răng, phục hồi lại hình thể cho răng, được thực hiện sau nhiều bước chữa tủy răng. Việc trám răng đã chữa tủy cũng là phương pháp sử dụng tạm thời. Vì răng sau khi chữa tủy sẽ bi giòn và rất dễ vỡ trong quá trình ăn nhai do không có sự nuôi dưỡng của hệ thống mạch máu. Bạn nên cân nhắc việc bọc răng sứ cho răng đã chữa tủy để sử dụng lâu dài hơn.
Thay thế vết trám cũ
Trám răng không phải là một kỹ thuật có tác dụng vĩnh viễn.Theo thời gian, chỗ trám sẽ dần bị đổi màu, mòn do hoạt động ăn nhai hay bị rơi miếng trám ra. Trường hợp đó bạn cần đi trám lại hoặc dùng phương pháp khác khi bác sĩ chỉ định.
TRÁM RĂNG BẰNG LOẠI VẬT LIỆU GÌ?
Vật liệu được sử dụng để trám răng khá phong phú, có thể kể đến những loại vật liệu trám được các nha khoa tin dùng hiện nay như:
Vật liệu trám răng Amalgam
Amalgam là vật liệu trám răng truyền thống đã được sử dụng từ nhiều năm về trước, nó còn có tên gọi khác là trám chì. Amalgam được tạo nên từ hợp kim thủy ngân, bạc, đồng, thiếc… Hỗn hợp này có màu bạc nên thường được dùng để trám cho các răng phía trong như răng cối lớn và cối nhỏ…
Ưu điểm của Amalgam là sức chịu lực tốt, có thể chịu được lực ăn nhai mạnh nên thường được dùng trong các xoang to hoặc ở những nơi chịu áp lực lớn như mặt nhai của răng hàm. Ngoài ra chi phí trám amalgam rẻ hơn so với các chất trám tổng hợp khác, mà lại có độ bền sử dụng trên 15 năm.
Nhược điểm khi trám Amalgam là thẩm mỹ kém vì chất trám màu xám bạc không trùng với màu sắc răng nên chỉ thường được sử dụng để trám các răng phía trong. Amalgam còn có khả năng dẫn nhiệt có thể gây ê buốt khi ăn nóng hoặc lạnh, và không dùng cho những trường hợp bị dị ứng kim loại thủy ngân cùng các chất kim loại có trong Amalgam.
Trám răng bằng vàng và kim loại quý
Là hợp kim của vàng bạc, đồng…cũng là loại vật liệu trám răng truyền thống, nhưng có độ cứng chắc rất cao, hơn cả Amalgam, cũng thường được dùng để trám cho răng hàm và tiền hàm.
Cũng như Amalgam, chất trám bằng kim loại quý không cùng màu sắc răng thật, và vì chất trám thuộc kim loại quý nên chi phí trám cũng cao hơn trám Amalgam khá nhìu.
Vật liệu trám bằng xi-măng GIC
GIC (Glass Ionomer Cement) Là một dạng xi măng có màu trắng đục ra đời sau Amalgam. Dùng để trám các răng hàm và tiền hàm thay thế cho vật liệu trám Amalgam. Có màu sắc gần như răng thật, không gây dị ứng, an toàn đối với cơ thể, trong hỗn hợp GIC còn chứa flour ngừa sâu răng. Chi phí trám thấp và dễ thực hiện, khả năng hàn trám tốt và độ thẩm mỹ cao.
Tuy nhiên độ chịu lực và sự mài mòn kém hơn Amalgam.
Vật liệu trám răng Composite
Composite là một loại nhựa nha khoa dạng dẻo hoặc lỏng có đặc tính trong suốt.
Đây là loại vật liệu mới, được phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây, được ưa chuộng bởi nhiều tính năng ưu việt của nó, hơn hẳn Amalgam và xi-măng GIC. Trám răng bằng composite còn được gọi là trám răng thẩm mỹ.
Ưu điểm:
Dùng để trám các răng đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như trám các răng vùng phía trước, màu sắc trùng với màu răng thật. Composite là loại vật liệu lành tính, tương thích với môi trường miệng, không gây độc hại hay dị ứng. Chi phí trám phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng.
Nhược điểm:
Vì composite là hợp chất từ nhựa nên miếng trám sử dụng lâu sẽ bị hở và dễ bong tróc, đổi màu theo thời gian.
Vật liệu trám sứ Inlay – Onlay:
Ngoài những vật liệu như trên, thì ngày nay trám răng sứ Inlay – Onlay cũng là một kỹ thuật phục hình cho răng hiệu quả, bằng cách chế tạo ra một miếng trám bằng chất liệu sứ nha khoa cao cấp bù lại phần răng đã mất như răng thật. Phù hợp với các trường hợp răng sứt mẻ lớn, đòi hỏi độ phức tạp nhiều hơn, chủ yếu được áp dụng cho các răng cối lớn và răng cối nhỏ.
Chất liệu trám sứ bền chắc, thiết kế riêng cho từng răng hư tổn, chịu lực tốt, không gây kích ứng, không đổi màu, màu sắc được so như màu răng của khách hàng, độ thẩm mỹ cao. Tuy nhiên chi phí thực hiện khá cao. Không áp dụng cho đa số mọi người.
HÌNH THỨC TRÁM RĂNG VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG
Có hai loại hình trám răng phổ biến nhất hiện nay là trám răng trực tiếp và trám răng gián tiếp. Tùy vào mỗi kỹ thuật trám mà quy trình thực hiện sẽ có sự khác biệt.
Quy trình trám răng trực tiếp:
Thường áp dụng cho những răng bị sâu ở giai đoạn sâu ngà nông và sâu ngà sâu chưa sát tủy.
Quy trình nha khoa đơn giản thường chỉ cần một buổi hẹn khoảng 20-30 phút là có thể hoàn thành cho 1 đơn vị răng.
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát toàn bộ răng, chỉ định những răng cần phải trám, và tư vấn cho bệnh nhân về một số loại vật liệu nên sử dụng cho chỗ trám.
Gây tê và vệ sinh vị trí cần trám (nếu cần): Bác sĩ sẽ gây tê tại vị trí tiến hành trám răng (nếu cần). Vê sinh mô nha chu, loại bỏ thức ăn còn sót lại trên răng.
Tạo xoong trám: Bác sĩ dùng các dụng cụ chuyên dụng để tạo xoong có độ lưu cần thiết phục vụ cho việc lưu vật liệu trám. Cũng tùy theo loại thuốc trám mà bác sĩ có thể tạo xoong có độ lớn bé, nông sâu khác nhau.
Tiến hành trám răng: Bác sĩ sẽ cho vật liệu trám vào lắp đầy xoong trám, tạo hình và làm đông cứng vật liệu trám.
Chỉnh sửa lại vết trám: Bác sĩ sẽ chỉnh lại vết trám để loại bỏ phần vật liệu trám dư, canh khớp, chỉnh cộm và đánh bóng hoàn tất quy trình trám.
Quy trình trám răng gián tiếp (Inlay – Onlay)
Thường được áp dụng cho các răng ở giai đoạn sâu ngà sâu sát tủy, răng bị tay nạn mẻ vỡ lộ tủy, phải trám theo dõi hoặc răng đã lấy tủy muốn phục hình lại bằng Inlay- Onlay thay vì trám trực tiếp như thông thường.
Đối với 1 số răng cần trám theo dõi, quy trình trám cũng được thực hiện như trám răng trực tiếp, chỉ có chút khác biệt ở giai đoạn trám theo dõi.
Giai đoạn này các bác sĩ thường trám tạm bằng vật liệu trám là các oxit kim loại, theo dõi đáp ứng tủy của răng. Giai đoạn này mất từ 1 tuần đến 1 tháng.
Khi đảm bảo chắc chắn răng tủy răng vẫn an toàn các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ vật liệu trám tạm, tiến hành giai đoạn trám kết thúc cho bệnh nhân.
Đối với vết trám Inlay- Onlay, thay vì ở giai đoạn trám tạm, giai đoạn này các bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình xoong trám, lấy dấu răng với chất lấy dấu silicon.
Tiến hành gửi mẫu răng đến xưởng sản xuất răng.
Tại xưởng răng, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành tạo hình miếng trám bằng sứ. Sau khi hoàn tất, miếng trám được đưa trở lại nha khoa để các bác sĩ tiến hành gắn kết thúc cho bệnh nhân.
Giai đoạn gắn kết thúc, các bác sĩ tiến hành gắn miếng trám lên răng bằng các loại cement chuyên dụng. Chỉnh khớp và đánh bóng hoàn tất miếng trám.
Thời gian sử dụng của mỗi loại trám còn tùy thuộc vào cách ăn nhai và vệ sinh chăm sóc răng của khách hàng. Trung bình nếu trám bằng các vật liệu trám thông thường, vết trám có thể tồn tại được từ 3 đến 10 năm. Riêng trám răng bằng vặt liệu sứ, vết trám tồn tại được lâu hơn rất nhiều, theo báo cáo, trám răng bằng vật liệu sứ, vết trám có thể tồn tại từ 15 đến 20 năm, cũng có trường hợp tồn tại vĩnh viễn trên răng nếu được chăm sóc tốt.
III CHỮA TỦY RĂNG.
CHỮA TỦY RĂNG NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý!
TỦY RĂNG LÀ GÌ?
Tủy răng là một hệ thống liên kết khép kín chứa các dây thần kinh và mạch máu nằm ở giữa răng, giúp nuôi dưỡng và các mô nha chu. Do đó bất kì một tác nhân tác động hay một thành phần nào của hệ thống tủy răng gặp vấn đề cũng đều sẽ ảnh hưởng đến các phần còn lại của hệ thống tủy răng. Vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến tình trạng sâu răng và viêm mô nha chu là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự mất khép kín của hệ thống tủy răng, ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của tủy răng!
NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN CHỮA TỦY RĂNG?
- Răng bị sâu tới tủy,
- Răng vỡ lớn lâu ngày có ap-xe mủ phía ngoài,
- Răng bị viêm nha chu nặng đãn đến viêm tủy ngược dòng.
- Răng bị đổi màu so với các răng bên cạnh do chết tủy kín, bệnh nhân có tiền sử chấn thương răng trong quá khứ!
- Răng bị tổn thương do tai nạn, chấn thương dẫn đến gãy vỡ lớn lộ tủy.
- Một số trường hợp phục hình sứ thẩm mỹ cần được chỉ định lấy tủy để đảm bảo thẩm mỹ răng..vv
Do đó khi răng bi tổn thương dẫn đến tình trạng răng bị viêm tủy, chết tủy, nhiễm trùng, gây sưng, đau, nhức dai dẳng, thưòng xuyên tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến công việc học tập, bạn nên đến nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị tủy răng.
CHỮA TỦY RĂNG CÓ ĐAU HAY KHÔNG?
Khi được các bác sĩ chỉ định lấy tủy răng thì đa số khách hàng đều cùng chung câu hỏi là lấy tủy răng có đau hay không?
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung và sự tiến bộ trong lĩnh vực thuốc tê nha khoa hiện nay nói riêng. Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định gây tê trước khi chữa tủy. Cùng với tay nghề cao của các bác sĩ tại nha khoa ODA, kết hợp các máy móc hiện đại phục vụ cho việc điều trị tủy răng, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm đến với nha khoa để thực hiện việc điều trị tủy mà không cần phải lo nghĩ đến việc bị đau hay khó chịu như trước đây!
CÓ NÊN CHỮA TỦY RĂNG HAY KHÔNG?
Tủy răng khi viêm, nhiễm trùng lâu sẽ gây sưng nướu răng, tạo Áp-xe mủ phía ngoài nướu, làm tiêu xương quanh vùng chân răng, lung lay răng, tình trạng nặng thì không thể cứu vãn được nữa. Việc chữa tủy răng là rất cần thiết và cấp bách để bảo tồn răng thật cho bạn.
CHỮA TỦY RĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ VỀ SAU KHÔNG?
Chữa tủy răng là phương pháp lấy tủy và vệ sinh sạch sẽ ống tủy răng, giải quyết tình trạng đau nhức răng cho bệnh nhân. Về căn bản răng sau khi được bác sĩ điều trị tủy hoàn tất và trám kết thúc, răng bị hư tủy được xem làm một chiếc răng bình thường trở lại, thực hiện tốt các chức năng cần thiết.
Tuy nhiên việc răng đã lấy tủy rồi rất đễ bị giòn và có thể trở nên xỉn màu hơn vì không còn mạch máu để nuôi dưỡng răng nữa. Vì vậy sau khi răng đã được lấy tủy bạn nên chọn giải pháp bọc sứ để bảo toàn việc ăn nhai cũng như thẫm mỹ về lâu dài.
CÓ NHỮNG HÌNH THỨC CHỮA TỦY NÀO?
Hiện nay có 2 phưong thức chữa tủy được các bác sĩ áp dụng cho bênh nhân đó là chữa tủy theo phương pháp truyền thống và chữa tủy kết hợp máy móc thế hệ mới để làm sạch hệ thống ống tủy, sau đó trám bít ông tủy lại bằng thuốc chuyên dụng!
Chữa tủy bằng tay là phương pháp truyền thống từ xưa vẫn còn dc sử dụng ở một vài nha khoa hiện nay, thời gian chữa tủy bằng tay khá lâu và kết quả mang lại ít được đánh giá cao so với chữa tủy bằng máy hiện đại
Với công nghệ chữa tủy bằng máy đang được các nha khoa và Bác sĩ tại O.D.A đánh giá cao đi cùng với các loại máy móc đo độ dài ống tủy, chụp phim sensor kĩ thuật mới hiện đại tại nha khoa O.D.A hộ trợ cho việc chữa tủy dễ dàng hơn, đẩy nhanh quá trình chữa tủy cho khách hàng, hiệu quả và mang lại kết quả chính xác hơn rất nhìu so với cách chữa tủy truyền thống.
CHỮA TỦY BẰNG MÁY PROTAPER HAY MÁY NỘI NHA LÀ GÌ?
Là phương pháp chữa tủy mới nhất hiện nay thay cho phưong pháp chữa tủy bằng tay truyền thống, ứng dụng khoa học kỹ thuât kết hợp máy moc hiên đại vào quá trịnh điều trị tủy răng.
Sử dụng máy protaper kết hợp hệ thống trâm dũa ống tủy thế hệ mới, cho độ thuôn trâm 4-6% lớn hơn ở thế hệ trâm dũa tay chỉ có 2%, nhằm tạo độ thuôn lớn và lấy sạch tủy hư cũng như ngà mùn trong ống tủy tốt hơn, tạo điều kiện cho nước bơm rửa được đưa tới chóp răng một cách dễ dàng, rửa trôi các chất dơ và vi khuẩn trong hệ thống ống tủy. Cho mọi thứ luôn đạt trạng thái tốt nhất cho quá trình trám kín ống tủy ở bước cuối cùng.
Kết hợp máy protaper và máy định vị chóp cho các bác sĩ biết được chính xác chiều dài của các ống tủy, ngăn quá trình trám bít ống tủy quá chóp xảy ra- một tai biến thường gặp trong quá trình chữa tủy ở những thời gian trước.
Rút ngắn thời gian điều trị xuống chỉ còn một nửa cho bệnh nhân, mà hiệu quả lại gấp nhiều lần. Tiết kiệm thời gian đi lại cho bệnh nhân đến mức tối đa.
GIÁ CHỮA TỦY RĂNG TẠI NHA KHOA ODA LÀ BAO NHIÊU?
Tùy theo mức độ viêm tủy nặng hay nhẹ và số ống tủy cũng như độ khó của ống tủy sẽ có các mức giá khác nhau cho từng răng:
- Răng cửa giá từ: 300.000 đến 500.000
- Răng cối nhỏ từ: 500.000 đến 800.000
- Răng cối lớn từ: 800.000 đến 1,200.000
Đây đều là mức giá trung bình của các phòng khám nha khoa uy tín tại TP.HCM.
THỜI GIAN CHỮA TỦY RĂNG LÀ BAO LÂU?
Thời gian chữa tủy còn tùy thuộc vào mức độ viêm tủy của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định cách thực hiện và lịch hẹn.
Đối với những trường hợp nhẹ như lấy tủy sống do tai nạn lộ tủy, phục hình răng sứ sửa hướng trục răng làm lộ tủy, bệnh nhân chỉ mất thời gian trong một lần hẹn.
Trường hợp tủy răng nhiễm trùng các bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị hợp lý, quá trình chửa tủy răng được thực hiện theo nhiều lần hẹn cho đến khi hoàn tất.
Thời gian cho mỗi lần đến nha khoa cũng tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của viêm tủy và số ống tủy có trên 1 đơn vị răng. Thời gian có thể kéo dài từ 30 phút cho đến 2 giờ đồng hồ.
SAU KHI CHỮA TỦY RĂNG NÊN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ RĂNG?
Những răng sau khi đã được điều trị tủy thông thường sẽ được trám hoàn tất lại bởi các vật liệu trám phổ biến hiện nay.
Tuy nhiên, đối với kết cấu của răng sau khi lấy tủy sẽ yếu hơn răng còn tủy vì các mô răng không còn được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu, lâu ngày độ bền chắc và lực ăn nhai giảm. Răng giòn và dễ vỡ thậm chí là bị tét đôi chân răng nếu không may trong quá trình ăn nhai vô tình cắn phải vật quá cứng. Hậu quả có thể phải loại bỏ cả răng.
Do đó các bác sĩ thường tư vấn cho bệnh nhân nên bọc sứ ngay sau khi chửa tủy răng, nhằm đảm bảo độ bền của răng sau khi lấy tủy và đảm bảo chức năng cho răng một cách đầy đủ nhất.
Việc bọc răng sứ để bảo vệ răng sau khi điều trị tủy là một phương pháp tốt để bảo vệ răng, bệnh nhân sẽ được ý kiến tư vấn của bác sĩ khi cần. Việc bọc răng sứ bên ngoài có thể thay thế cho men và ngà răng, bảo vệ mô răng còn lại tránh những tác động của môi trường, giúp răng tồn tại lâu hơn, Cách này duy trì và bảo vệ răng an toàn và hiệu quả hơn.
IV PHỤC HÌNH RĂNG SỨ.
RĂNG SỨ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU? HỌ ĐÃ LÀM NÓ THẾ NÀO?
KHÁI NIỆM VỀ SỨ!
Sứ là một dạng vật liệu gốm được tạo ra bằng cách đun nóng nguyên liệu, thường bao gồm đất sét ở dạng cao lanh, trong lò với nhiệt độ khoảng 1.200 °C (2.192 °F) và 1.400 °C (2.552 °F). Độ dẻo dai và độ sáng của sứ phát sinh chủ yếu là từ sự hình thành của thủy tinh và mullite khoáng sản trong các phần bị nung ở nhiệt độ cao.
Quy trình làm sứ được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sứ có các đặc tính như độ thẩm thấu thấp, độ đàn hồi, độ bền, độ cứng, độ trong, độ giòn, độ trắng, độ sáng, và độ vang; sứ có tính đề kháng cao với chất hóa học và sốc nhiệt.
Sứ được dùng làm bàn, bếp, đồ vệ sinh, và đồ trang trí, các sản phẩm nghệ thuật và gạch ngói. Sức đề kháng cao của nó với dòng điện giúp cho sứ trở thành một chất cách điện rất tốt.
Sứ cũng được sử dụng trong sản phẩm làm răng giả.
SỨ TRONG NHA KHOA ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO?
- Sứ trong nha khoa được tạo ra qua việc đắp, tạo hình bột sứ dùng trong nha khoa, tạo ra các sản phẩm sứ là những chiếc răng thành phẩm, thông qua bàn tay của các kỹ thuật viên được đào tào chuyên sâu từ các trường đào tạo về chuyên ngành phục hình răng sau lâm sàng.
- Các sản phẩm răng sứ sau khi được tạo hình ban đầu sẽ được nung nóng trong lò điện với nhiệt độ và áp suất cao trong một thời gian nhất định, sau khi kết thúc quá trinh nung sứ, răng sứ sẽ được gia công lại bước cuối cùng cho hoàn chỉnh và được gửi trở lại cho các bác sĩ tiến hành gắn lên miệng bệnh nhân để phục hình lại chiếc răng ban đầu.
- Bên cạnh tay nghề cao của các kỹ thuật viên, các máy móc hiện đại cũng ngày càng chiếm vai trò không thể thiếu trong ngành chế tạo răng sứ hiện nay. Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như sự phát triển của công nghê CAD/CAM mà việc tạo nên những chiếc răng sứ đẹp, có chất lượng cao ngày càng trở nên dễ dàng hơn và thời gian hoàn thiện được rút ngắn hơn trước đây gấp nhiều lần.
SỨ KIM LOẠI LÀ GÌ?
- Sứ kim loại được cấu tạo từ 2 phần riêng biệt, 1 phần sườn bên trong và một lớp sứ bao bên ngoài.
- Sườn kim loại được chế tác từ các hợp kim như niken-crom, crom-cobal, các quý kim…đúc tạo hình thành khung sườn sơ khởi, tạo nền móng vững chắc cho lớp sứ bên ngoài.
- Phần sứ được tạo nên từ việc đắp các lớp bột sứ đã được pha màu theo tỷ lệ đã được quy định, phủ ngoài sườn răng, tạo hình dáng sao cho phù hợp màu sắc với các răng bên cạnh và đảm báo tốt các chức năng của 1 chiếc răng hoàn chỉnh.
- Ở giai đoạn răng toàn sứ chưa phát triển, thì sứ kim loại là lựa chọn phục hình hàng đầu ở các nha khoa. Nhưng vì một số nhược điểm khó loại bỏ từ kim loại như gây ánh đen viền nướu hay phải dùng lớp che ánh kim loại để cách giữa sứ và sườn kim loại nên răng sứ kim loại thường hay có màu đục và không được tự nhiên.
- Chính vì thế ngày nay sứ kim loại được dụng hạn chế hơn, và thường chỉ được dùng cho phục hình các răng ở phía trong, không yêu cầu nhiều về tính thẩm mỹ.
SỨ KHÔNG KIM LOẠI LÀ GÌ?
- Do nhu cầu về thẩm mỹ của khách hàng ngày càng tăng cao, và nhiều nhược điểm của răng sứ kim loại không thể khắc phục, nhu cầu về sự ra đời của dòng răng sứ mới đáp ứng được sự kì vọng cao của khách hàng, cũng như xóa bỏ được các nhược điểm của răng sứ kim loại cũ, chính vì đó, sự ra đời của răng sứ không kim loại hay còn gọi là răng toàn sứ là một lẽ tất yếu.
- Răng sứ không kim loại là một quá trình nghiên cứ thành công và rất lâu dài của các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa, bằng việc sử dụng hợp chất ocide của kim loại Ziconium quý hiếm làm khung sườn, cho khả năng thấu quan tốt, phủ bên ngoài là 1 lớp bột sứ nha khoa, sau quá trình nung nóng và gia công qua nhiều giai đoạn sẽ cho ra đời những chiếc răng toàn sứ đẹp, cứng chắc và có màu sắc như những chiếc răng thật, bên cạnh đó nhờ một số đặt tính tốt của Zirconium mà răng toàn sứ không gây kích ứng mô nha chu và hạn chế được các tính trạng viêm nhiểm không đáng có sau khi lắp phục hình trụ răng thật.
- Sự ra đời của công nghệ CAD/CAM còn giúp đảm bảo độ chính xác tuyệt đối khi phục hình bằng răng sứ không kim loại lên miệng bệnh nhân, tránh gây tình trạng hở đường tiếp xúc giữa mô răng thật, nướu và răng sứ như phục hình răng sứ kim loại trước đây.
- Ngày nay ngoài hợp chất phổ biến zirconium ocide, còn có thêm các dòng sứ mới khác có thể kể đến như sứ ép Lithium Dicilicate, làm hoàn toàn 100% từ chất liệu sứ, phù hợp cho các chỉ định phục hình sứ veneer hoặc các phục hình không mài răng, vì độ dày rất mỏng, thấu quan cực tốt, cho sản phẩm sau phục hình đạt được độ tự nhiên tuyệt đối.
SỨ VENEER LÀ GÌ?
Sứ veneer bản chất là sứ ép Lithium disilicate (hay còn gọi là sứ thủy tinh). Độ dày của veneer mỏng hơn răng sứ, chỉ khoảng 0.3- 0.5mm hoặc thậm chí có thể mỏng hơn,
So với các phương pháp tẩy trắng răng, hay bọc răng sứ thì sứ veneer có những ưu điểm sau:
Công nghệ dán sứ chỉ mài từ 0.5mm không cần lấy tủy hay gây ê buốt sau quá trình làm.
Mặt dán sứ veneer mỏng nhẹ trong suốt, dán trên bề mặt răng thay thế phần men răng xấu tạo thành một lớp mặt nạ hoàn hảo cho răng sau khi dán sứ, răng tự nhiên như răng thật,. Hạn chế tối đa mài nhỏ răng mà vẫn đem lại độ thẩm mỹ cao. Các trường hợp có thể dán sứ veneer như: màu sắc răng không đều, răng thưa kẻ, rằn sức mẻ, dị dạng…vv. Không áp dụng được cho các trường hợp mất răng, răng nha chu và răng sai lệch khớp cắn. Để hiểu rõ hơn về tình trạng của mình, các bạn cần đến phòng khám nha khoa O.D.A để được bác sĩ khám, tư vấn cách điều trị và loại sứ phù hợp với hàm răng của mình bạn nhé!
VÌ SAO CÓ NHIỀU TÊN SỨ NHƯ VẬY? LÀM SAO ĐỂ LỰA CHỌN MẪU SỨ TỐT?
- Khách hàng thường phân vân rằng, tại sao có loại răng sứ tên Ziconia, có loại tên Zolid, có loại tên Katana hay thậm chí gọi theo tên quốc gia như Nhật, Đức, Mỹ… Vậy do đâu răng sứ có nhiều tên gọi như thế?
- Thông thường tên của các loại sứ ở nha khoa được gọi dựa theo tên của các công ty sản xuất phôi sườn, tên các hãng sản xuất bột sứ, tên các quốc gia sản xuất nguyên vật liệu… Mỗi một loại sứ đều có ưu nhược điểm riêng, khắc phục những hạn chế cho nhau, vậy làm thế nào để chọn được một mẫu sứ tốt?
- Vâng! thật sự khó mà giải thích cho các khách hàng thân yêu hiểu được cặn kẽ vấn đề này, nhưng nhìn chung, hãy nhìn vào giá thành, một cách nói cực đoan rằng tiền nào của ấy trong trường hợp này hoàn toàn chính xác, vì đầu vào của nguyên vật liệu thường có sự chênh lệch giữa các dòng sứ thế hệ mới hơn so với các dòng sứ thế hệ cũ hơn bắt buột các nha khoa phải điều chỉnh giá sao cho thật phù hợp với lợi nhuận và hiệu quả mang lại cho bệnh nhân.
- Vấn đề lựa chọn được một mẫu răng sứ tốt bây giờ lại phụ thuộc chủ yếu vào túi tiền của khách hàng là chính, kèm với tay nghề cao của các bác sĩ có chuyên môn sâu về phục hình răng sứ, sẽ cho ra một kết quả hoàn chỉnh giúp bệnh nhân bớt đi nỗi lo vấn đề về bộ răng của mình đang gặp phải.
- Khách hàng nên lựa chọn nha khoa uy tín có kỹ thuật cao kết hợp cùng Bác sĩ có tay nghề giỏi để bọc được những mão sứ hoàn hảo, đảm bảo tuổi thọ răng sứ và thời gian sử dụng được lâu bền hơn.
- Nha khoa ODA tự hào là nha khoa có thâm niên lâu năm trong ngành phục hình thẩm mỹ răng sứ, và có đội ngũ y bác sĩ tốt nghiệp các trường đại học chính quy danh tiếng trong cả nước trực tiếp thăm khám và điều trị, góp phần giảm đi nổi lo sợ gặp phải nha khoa “rởm” bác sĩ tay nghề yếu kém cho bệnh nhân.
- Mọi thắc mắc hoặc thông tin cần được phản hồi xin gửi tin nhắn trực tiếp qua email hoặc gọi đến số hotline của nha khoa ODA. Xin chân thành cảm ơn các khách hàng đã quan tâm!
Từ Implant trong nha khoa được dùng và hiểu theo nghĩa là cấy ghép răng.
Ở thế kỷ 18, y văn đã ghi nhận một vài trường hợp ghép răng thật của người cho, tặng. Nhìn vào có vẻ thô sơ nhưng đây chính là nền tản của việc cấy ghép implant sau này.
Đến đầu thế kỷ 19, nhờ sự tìm tòi và nghiên cứu của các bác sĩ, họ đã phát triển kỹ thuật cấy ghép implant hơn, bằng cách dùng các vật liệu bằng vàng, bạch kim,…để ghép răng, nhưng tỉ lệ thành công không cao, và có tình trạng đào thải, không tích hợp.
Cho đến khi cha đẻ của kỹ thuật cấy ghép răng implant tìm ra vật liệu mới. Năm 1952, GS. Per Ingvar Branemark (Trưởng nhóm nghiên cứu Đại học Lund, Thụy Điển) tình cờ phát hiện ra vật liệu Titanium nhờ việc đặt nó vào xương đùi của thỏ để cố định tạm thời nơi gãy xương. Sau vài tháng quan sát, khi biết được xương thỏ đã lành, ông định lấy chốt titanium ra nhưng không thể lấy được nên đã để luôn trong cơ thể thỏ. Ông tiếp tục theo dõi và nhận thấy không có phản ứng gì xảy ra giữa cơ thể thỏ và chốt Titanium cố định.
Nhờ đó, ông tiếp tục nghiên cứu và mở rộng kỹ thuật này. Ông nghiên cứu và lập báo cáo thành công chuyên đề khoa học về đề tài “Vật liệu ghép trong phẫu thuật chỉnh hình”. Ông cũng ghi nhận không có một phản ứng sinh-hóa học nào xấu ảnh hưởng đến cơ thể sống và ông gọi đó là hiện tượng “Sự tương hợp – tích hợp xương”.
Đến năm 1965 ông đã thực hiện ca cấy ghép răng implant lần đầu tiên bằng vật liệu Titanium tại Thụy Điển. Sau 40 năm răng cấy ghép vẫn còn tồn tại và ăn nhai tốt.
Vào năm 1994, ca cấy ghép implant đầu tiên được thực hiện tại viện Răng Hàm Mặt TW (Tp. HCM) và đến giờ vẫn tồn tại và ăn nhai tốt, mặc dù những răng kế cận đã rụng hết. Điều này chứng minh rằng răng Implant có thể tồn tại vĩnh viễn trên nền xương hàm khỏe mạnh.
CÁC DÒNG SẢN PHẨM IMPLANT NHA KHOA QUA CÁC THỜI KÌ!
Titanium trở thành chất liệu mở đường cho thành công của cấy ghép răng.
Titanium là kim loại gần như duy nhất trên thế giới hoàn toàn không độc hại với cơ thể con người. Nó là vật liệu mà có thể đáp ứng được những điều kiện khắc nghiệt nhất bên ngoài không gian, đồng thời cũng được các cơ quan y tế cấp phép để trở thành các thiết bị cấy ghép trên cơ thể con người mà không lo sợ bị đào thải, dị ứng.
Titanium là vật liệu nhẹ nhưng lại bền nhất, chống acid, không bị gỉ và ăn mòn, nó ổn định trong tất cả các môi trường kể cả nhiệt đọ nóng và lạnh, Nó hoàn toàn vô hại đối với cơ thể con người, nó được áp dụng rộng rãi trong y tế để làm các bộ phận thay thế, cấy gép. Bên cạnh đó, Titanium có tính chất phi từ tính, không bị nhiễm từ.
Cho đến nay vật liệu sử dụng cho việc cấy ghép implant đã không ngừng phát triển và đổi mới đáp ứng như cầu thẫm mỹ cho khách hàng.
Sứ Zirconia độ bền cao trở thành vật liệu mới rất hấp dẫn đối với kỹ thuật phục hình implant nha khoa. Được sử dụng thành công trong phẫu thuật chỉnh hình để sản xuất các đầu bi thay thế hoàn toàn khớp gối. Nhờ các đặc điểm lý sinh học đặc biệt của zirconia đa tinh thể tứ giác ổn định với Yttria (Y-TZP) mà người ta đã cố gắng ứng dụng loại vật liệu này thay thế cho kim loại trong nha khoa. Ziconia được xem là vô hại với cơ thể và giải phóng ion tối thiểu so với implant kim loại. Zirconia đa tinh thể dạng tứ giác cho thấy những ưu điểm vượt trội nhờ độ đàn hồi và độ bền uốn cao. Là loại vật liệu rất phù hợp cho Implant nha khoa, có màu trắng, độ nhạy cảm và mảng bám thấp, độ tinh xảo cao về chất lượng và thẩm mỹ cũng như thỏa mãn các đòi hỏi khác của phục hình nha khoa.
Sự tiêu xương về phía chóp và tụt nướu liên quan đến Implant Titanium thường dẫn đến hở một phần Implant, dẫn đến nhiễm đen mô nướu bên trên nó. Việc sử dụng Implant Zirconia có thể tránh được những biến chứng nói trên và đáp ứng được đòi hỏi của bệnh nhân về Implant không kim loại. Vật liệu này cũng có độ bền cao, đề kháng với nứt gãy tốt, và tương thích về mặt sinh học.
KHI NÀO BỆNH NHÂN NÊN CẮM IMPLANT?
Liệu pháp cắm Implant là giải pháp không cần mài hay đụng chạm đến răng thật của bạn. Phục hình thay thế những cái răng đã mất, như là răng mọc lên từ dưới nướu, cho bạn cảm giác ăn nhai như răng thật 100%.
Các trường hợp nên phục hình Implant như: Mất nhiều răng, hoặc mất toàn bộ răng trên cả 2 hàm. Bệnh nhân mất răng đơn lẻ nhưng không muốn phục hình lại bằng phương pháp bắt cầu răng hay hàm tháo lắp. Các trường hợp cụ thể trên thông thường sẽ đước các bác sĩ tư vấn cắm trụ Implant để phục hình lại răng đã mất, và cũng tùy thuộc vào túi tiền của bệnh nhân mà số trụ Implant cắm có thể nhiều hoặc ít.
NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG THỂ CẮM IMPLANT?
Trẻ em đưới 17 tuổi
Trẻ em trong độ tuổi này đang trong thời kì phát triển về xương hàm nên việc cấy ghép răng Implant sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm. Vì thế hãy để răng phát triển và mọc tự nhiên. Độ tuổi này các bác sĩ khuyến cáo không nên cấy ghép Implant.
Phụ nữ trong thời kì mang thai
Phụ nữ trong thời kì mang thai là trường hợp luôn cân nhắc trong mọi việc làm ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt là cấy ghép Implant sẽ sử dụng tia X – quang, một số loại thuốc kháng viêm, đồng thời bệnh nha chu thời kỳ này cũng tăng cao nên sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và kết quả cấy ghép. Vì thế, các chị em nên đợi tới sau khi sinh xong rồi mới đi cấy ghép Implant.
Người mắc các bệnh mãn tính
Những người mắc các bệnh về tiểu đường, bệnh bạch cầu, cường cận giáp không nên cấy ghép Implant. Với những người mắc bệnh như thế có khả năng làm lành vết thương chậm và dễ nhiễm trùng.
Còn các trường hợp bị mắc các bệnh tiền sử tim mạch, van tim nhân tạo, bệnh máu ác tính, suy thận, bị ung thư đã di căn…cũng không nên cắm răng Implant. Bởi vì cắm răng Implant là một kỹ thuật khó, tác động trực tiếp đến cấu trúc của xương do đó bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý cũng như điều kiện sức khỏe tốt nhất.
Người nghiện thuốc lá nặng
Người nghiện thuốc lá nặng thường có tỉ lệ phẫu thuật thành công cắm răng Implant là rất thấp. Bởi vì thuốc lá ngăn cản sự lành thương của xương ghép, giảm độ rắn chắc của xương cũng như dễ dẫn đến nguy cơ hở vết thương, nhiễm trùng hoặc tiêu xương. Do đó, muốn thực hiện cắm Implant thì bệnh nhân phải bỏ thuốc lá trước và sau khi cắm Implant.
CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG SAU KHI CẮM IMPLANT NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG
Sau khi cắm Implant bệnh nhân cần đặc biệt chú ý giữ vệ sinh trong thời gian đầu để tránh vết thương hở bị lở loét gây nhiễm trùng, sau khi vết thương được cắt chỉ cũng cần đặc biệt chăm sóc vệ sinh răng miệng kĩ tránh tình trạng nha nhu đào thải Implant, Ăn uống cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, duy trì sức khỏe tốt giúp Implant tích hợp xương tốt hơn. Đẩy nhanh tiến độ phục hình răng từ 3 đến 6 tháng.
SAU KHI PHỤC HÌNH RĂNG TRÊN IMPLANT VỆ SINH RĂNG MIỆNG NHƯ THÊ NÀO?
Sau khi răng được phục hình hoàn tất bạn vẫn nên giũ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày như răng thật, đến nha khoa thăm khám cạo vôi thường xuyên 6 tháng một lần để tránh các tình trạng vôi răng bám lâu ngày gây viêm nướu, viêm nha chu, làm tiêu xương vùng cắm Implant, từ đó làm lung lay trụ Implant và có thể bị đào thải ra ngoài nếu tình trạng viêm nha chu quá nặng.
IMPLANT CÓ TỒN TẠI VĨNH VIỄN TRÊN MIỆNG KHÔNG?
Implant được tích hợp bởi xương hàm trên miệng như răng thật, việc có tồn tại và sử dụng được suốt đời hay không phụ thuộc vào quá trình ăn nhai chăm sóc răng miệng của mỗi người. Cho đến thời điểm này những ca cắm Implant vẫn luôn cho thấy rằng mặc dù những chiếc răng răng thật của bệnh nhân đã rụng hết nhưng những chiếc răng implant vẫn còn rất vững chắc. Điều này chứng minh rằng răng Implant có thể tồn tại vĩnh viễn trên nền xương hàm khỏe mạnh.
GIÁ THÀNH CỦA MỘT CA CẮM IMPLANT LÀ BAO NHIÊU?
Implant được sản xuất bởi nhiều hãng như: OSTEM, MIS, NOBEL BIOCARE, STAUMANN…vv đến từ các nước khác nhau.
Giá của mỗi ca căm implant còn tùy vào sản phẩm implant mà bệnh nhận lựa chọn, quy mô phòng khám, chi phí phát sinh như: ghép xương, màng, nâng xoang…vv
Mức giác trung bình cho mỗi trụ từ: 800$, 1000$, 1200$ cho đến 1400$…vv (chưa bao gồm phục hình răng sứ)
Bảo hành vĩnh viễn trên từng trụ implant.
THỜI GIAN THỰC HIỆN CẮM IMPLANT LÀ BAO LÂU?
Trước khi cắm implant bệnh nhận được chụp X-Quang, xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe kĩ càng. Điều kiện và sức khỏe thuận lợi mới tiến hành cắm implant.
Thời gian cho mỗi khâu chuẩn bị là 30p, và thời gian cho mỗi ca cắm khoảng từ 30p hoặc có thể là vài tiếng, tùy vào số trụ implant bệnh nhân cắm, điều này sẽ được bác sĩ giải thích lúc tư vấn.
Còn thời gian chờ phục hình phải đợi đến khi trụ implant được tích hợp xương tốt từ 3 đến 6 tháng tùy vào cơ địa, chăm sóc của mỗi người. Có những trường hợp được ghi nhận xương tốt có thể phục hình tức thì được ngay.
CẮM IMPLANT CÓ GÂY BIẾN CHỨNG GÌ KHÔNG?
Implant Titanium và Implant Zirconia là 2 dòng Implant được cấu tạo từ các hợp chất vô hại đối với cơ thể con người, vì vậy khi các cơ quan trong cơ thể nhận thấy có bất kì phản ứng ngược nào không tích hợp đươc trụ implant, thì ngay lập tức cơ thể chúng ta sẽ tự động đào thải chúng ra khỏi miệng, và không gây ra bất kỳ biến chứng nào cả. Hiện nay trên thế giới cũng chưa ghi nhận biến chứng nào từ việc cắm implant gây ra.
Đến với nha khoa O.D.A khách hàng sẽ được các bác sĩ có tay nghề cao, lâu năm trong lĩnh vực cấy ghép implant trực tiếp thăm khám,tư vấn và điều trị. Khách hàng có thể yên tâm tin tưởng sử dụng dịch vụ tại nha khoa mà không cần phải lo lắng về chất lượng sẳn phẩm hay trình độ chuyên môn của phòng khám. Thông tin cần giải đáp xin gửi trực tiếp về email nhakhoaoda@gmail.com hoặc gọi điện thoại trực tiếp số hotline của phòng khám. Xin chân thành cảm ơn!
VI. TẨY TRẮNG RĂNG
TẨY TRẮNG RĂNG NÊN HAY KHÔNG?
Tẩy trắng răng là gì?
Tẩy trắng là một phương thức tác động lên men răng bằng thuốc tẩy trắng răng tại phòng hoặc tại nhà, để thay đổi hàm răng kém sắc của bạn trắng sáng hơn, giúp nụ cười bạn đầy tự tin hơn mà không cần phải bọc sứ.
TẠI SAO PHẢI TẨY TRẮNG?
Răng xỉn màu, ố vàng, màu răng không đều khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp. Bạn muốn thay đổi màu răng trắng sáng mà không lo bị mài răng. Thì tẩy trắng răng là giải pháp tối ưu dành cho bạn. Hiện nay có rất nhiều phương thức tẩy trắng khác nhau như tẩy tại nhà (tẩy ngậm máng) hoặc tẩy tại phòng khám (tẩy trắng bằng laser whitening) dưới sự thực hiện và giám sát của Bác Sĩ.
TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG NÊN TẨY TRẮNG RĂNG
Răng bị nhiễm tetra nặng, fluor bẩm sinh, thì bạn tuyệt đối không nên tẩy trắng vì răng sau khi tẩy tình trạng trở nên rất tệ, những lốm đốm lộ rõ hơn khiến răng bạn trông thật xấu xí và ôm hận sau khi tẩy Những trường hợp như vậy bạn nên đến nha khoa O.D.A để được đội ngũ Bác Sĩ chuyên về phục hình răng thẫm mỹ tại đây, khám và tư vấn đưa ra các giải pháp khác tối ưu hơn, như dán sứ thẫm mỹ hay phục hình răng sứ thẫm mỹ…vv
MẸ ĐANG MANG THAI VÀ CHO CON BÚ CÓ TẨY TRẮNG RĂNG ĐƯỢC KHÔNG?
Trong khoảng thời gian mang thai men răng của phụ nữ yếu đi cùng với lượng axit nhìu từ đồ ăn thức uống chua, cay, ngọt,… trong thời kỳ mang thai. Các thực phẫm có màu dễ dàng bám lại trên men răng khiến răng trở nên ố vàng. Và muốn tẩy trắng? thực tế thì chưa có nghiên cứu nào về việc tẩy trắng răng gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên trong thuốc tẩy trắng có chứa lượng oxy hóa có thể gây ảnh hưởng đến các tế bào và mô vậy nên đội ngũ Bác Sĩ nha khoa O.D.A khuyên bạn không nên sử dụng cá phương pháp tẩy trắng răng bằng thuốc tẩy trắng nào khi đang mang thai.
Sau khi sinh răng của người mẹ vẫn còn rất yếu dễ gây ê nhức, trong khoảng thời gian cho con bú bạn không nên sử dụng các hóa chất gây ảnh hưởng không tốt cho trẻ nhỏ.
Bạn nên tẩy trắng răng khi đã kết thúc quá trình cho con bú để đảm bảo rằng con bạn không bị ảnh hưởng gì từ phương pháp này.
CÓ NHỮNG HÌNH THỨC TẨY TRẮNG RĂNG NÀO?
Hai hình thức được khách hàng sử dụng phổ biến nhất hiện nay là tẩy trắng răng tại nhà và tẩy trắng răng tại phòng khám. Phương pháp nào mang lại hiệu quả tốt hơn?
Tẩy trắng răng tạị nhà bạn nên đến các phòn khám nha khoa để được Bác sĩ thăm khám và lấy mẫu răng để ép máng tương thích với hàm răng của bạn, sau đó bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách tẩy và liều lượng thuốc tùy theo mức độ màu răng vàng của bạn. Ngậm máng tẩy trắng răng tại nhà hiệu quả chậm hơn so với tẩy trắng tại phòng, không gây khó chịu hay ê buốt, hiệu quả tùy thuộc vào độ kiên trì ngậm máng của bạn mà cho ra kết quả như bạn mong muốn.
Tẩy trắng răng tại phòng, tẩy trắng bằng đèn laser whitening mới nhất hiện nay của nha khoa O.D.A mang lại kết quả tức thì chỉ sau 40 đến 60 tại phòng khám dưới sự tiến hành và giám sát của đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp. (hotline****** để được tư vấn và đặt lịch hẹn!)
GIÁ TẨY TRẮNG RĂNG CÓ CAO KHÔNG? MỨC GIÁ NÀO LÀ HỢP LÝ?
Mức gía tẩy trắng răng tùy thuộc vào công nghệ và loại thuốc tẩy trắng răng chất lượng cao, an toàn dc bác sĩ nha khoa O.D.A tin dùng.
Mức giá tẩy trắng răng tại nhà thông thường từ 1.000.000 đến 1.500.000 là mức giá hợp lý
Tẩy tại phòng và tẩy kết hợp mức giá dao động chung từ 2.500.000 đến 3.000.000 (tham khảo thêm mức giá tại nha khoa O.D.A)
TẠI SAO TRÊN THỊ TRƯỜNG CÓ NHIỀU GIÁ TẨY TRẮNG RĂNG KHÁC NHAU?
Như nêu ở trên thì hiện nay có rất nhìu công nghệ và các loại thuốc khác nhau được sử dụng tùy vào từng quy mô phòng khám và bác sĩ tin dùng, cho ra kết quả khác nhau và thời gian sử dụng khác nhau. Nên có nhìu mức giá cho khách hàng lựa chọn.
TIÊU CHUẨN CỦA TẨY TRẮNG RĂNG NHƯ THẾ NÀO LÀ CHUẨN?
Trong quá trình tẩy không gây ê buốt khó chịu, không ảnh hưởng gì về sau đối với hàm răng của bạn. Mức độ trắng răng được cải thiện, còn cải thiện bao nhiu thì phụ thuộc vào mức độ men răng của bạn tốt hay không mà có thể sáng hơn từ 2 đến 3 tông so với màu răng cũ. Có những trường hợp men răng không tốt thì không thể đạt được mức độ như vậy nhưng vẫn sẽ sáng hơn màu răng cũ của bạn.
1: TẨY TRẮNG RĂNG LASER WHITENING LÀ GÌ?
Công nghệ tẩy trắng laser whitening là công nghệ tẩy trắng răng đang đươc các phòng khám nha khoa áp dụng hiện nay với tính an toàn, và mang lại hiệu quả cao.
Công nghệ laser whitening hoạt động dựa trên các bước sóng larer tỏa ra lượng nhiệt làm tăng tốc độ của thuốc tẩy trắng xâm nhập vào trong men răng cắt đứt các sắc tố xỉn màu trong răng, mang lại hàm răng trắng sáng hơn so với màu răng cũ.
2: TẨY TRẮNG RĂNG CÓ HẠI KHÔNG? CÓ MÒN MEN RĂNG KHÔNG?
Hiện nay có rất nhìu phưong pháp cho người muốn thay đổi tình trạng răng xỉn màu, thiếu tự tin trong giao tiếp. Tẩy trắng răng laser whitening được xem là công nghệ tẩy trắng không bào mòn men răng, không làm thay đổi cấu trúc răng, an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.
3: QUY TRÌNH TẨY TRẮNG RĂNG BẰNG LASER WHITENING
BƯỚC 1: Bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng răng miệng, vệ sinh và xử lí các bệnh lý răng miệng nếu có trước khi tẩy trắng răng cho bạn.
BƯỚC 2: Đo màu răng, và cách ly môi và nướu bằng dụng cụ chuyên dụng của nha khoa để bảo vệ môi nướu của bạn. (HÌNH)
BƯỚC 3: tiến hành tẩy trắng laser whitening. Thoa đều thuốc tẩy trên bề mặt răng sau đó dùng đèn laser whitening chiếu trực tiếp lên răng từ 40 phút đến 60 phút tùy theo tình trạng men răng của bạn, ánh sáng đến từ đèn laser tác động lên men răng kết hợp cùng thuốc tẩy mang lại hiệu quả tức thì sau qua trình tẩy.
BƯỚC 4: Kết thúc thời gian tẩy Bác Sĩ sẽ vệ sinh sạch phần thuốc tẩy trắng cho bạn. Đo lại màu răng sau khi tẩy để bạn thấy được kết quả rõ hơn
4: KHÔNG NÊN ĂN GÌ SAU KHI TẨY TRẮNG?
Sau khi tẩy trắng bạn sẽ được Bác Sĩ hướng dẫn tránh hoặc hạn chế các đồ ăn, thức uống có màu vd như: café, thuốc lá, nước ngọt có màu.vv…giữ vệ sinh răng miệng kĩ để duy trì độ trắng được lâu hơn bạn nhé!
VII. CHỈNH NHA (NIỀNG RĂNG)
CHỈNH NHA LÀ GÌ? NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN CHỈNH NHA
Niềng răng hay chỉnh nha là phương pháp đươc sử dung trong nha khoa, giúp điều chỉnh và sắp xếp đưa các răng về vị trí mong muốn bằng nhiều khí cụ nhau như mắc cài, dây, lò xo, thun, v.v…Những khí cụ đó có thể là tháo lắp như hàm nong rộng, hay phải gắn cố định như mắc cài, dây, v.v…
Nhằm cải thiện khả năng ăn nhai, tạo sự hài hòa cân đối cho khuôn mặt và mang lại nụ cười đẹp hơn cho những người có hàm răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, răng chìa, răng hô, răng móm, hở lợi, các bệnh lý khớp thái dương hàm..vv.
ĐỘ TUỔI NÀO ĐƯỢC PHÉP CHỈNH NHA?
Khi kỹ thuật chỉnh hình răng hàm mặt ngày càng phát triển thì nhu cầu chỉnh nha cũng tăng cao. Hiện nay, để thực hiện một ca chỉnh hình răng hàm mặt, có rất nhiều phương pháp, thời gian được rút ngắn và chi phí linh hoạt mang lại nhiều lựa chọn. Bên cạnh đó, điều các khách hàng quan tâm nhiều nhất vẫn là độ tuổi nào thì phù hợp cho để thực hiện chỉnh nha.
Trên thực tế thì niềng răng được áp dụng đối với mọi lứa tuổi kể cả người lớn và trẻ em. Nếu các bậc phụ huynh có ý định cho con trẻ thực hiện chỉnh nha sớm ngay từ khi còn bé từ 6-7 tuổi, thì vẫn có các khí cụ trainer niềng răng phù hợp cho giai đoạn này
Tuy nhiên tuổi tốt nhất để chỉnh nha là từ 12 đến 18 tuổi, vì đây là lúc các răng vĩnh viễn hầu như đã mọc đầy đủ và ổn định trong hàm. Đồng thời, xương hàm ở tuổi này vẫn còn đang phát triển nên sẽ rất dễ uốn nắn các răng về vị trí theo ý mình. Thời gian phải đeo niềng răng cũng được rút ngắn và đạt hiệu quả cao. Hơn nữa niềng răng trong độ tuổi này sẽ tiện lợi hơn nhiều vì trẻ có rất nhiều thời gian vì không bận công việc hay lo ngại về vấn đề thẩm mỹ.
Ở người lớn xương đã phát triển hoàn thiện, xương và răng không còn mềm nên hiệu quả niềng răng ở độ tuổi này có thể không hoàn hảo như khi còn vị thành niên. Mặc dù vậy, ngày nay có nhiều kỹ thuật cũng như công nghệ chỉnh nha hiện đại nên vấn đề tuổi tác không còn quan trọng. Không bao giờ là quá muộn để làm đẹp nụ cười hay điều trị các vấn đề về khớp cắn, răng khấp khểnh… Có rất nhiều trường hợp niềng răng ở tuổi 30 vẫn cho kết quả tốt.
CÓ BAO NHIÊU DẠNG CHỈNH NHA
Trainer chỉnh nha 6-12 tuổi
Là loại khí cụ tháo lắp mềm: có thể tháo lắp hàng ngày, phù hợp với các đối tượng trẻ em từ 6 -12 tuổi có hàm răng hỗn hợp, giúp phòng ngừa và điều trị những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng và xương hàm, phòng tránh các hiện tượng răng vẩu, móm, khấp khểnh, chỉ dùng để đeo buổi tối giúp cân bằng lực của lưỡi, má và cơ môi kết hợp với chỉnh xương hàm và răng.
Đeo Trainer chỉnh nha ở độ tuổi này không có nghĩa là khi trẻ lớn lên sẽ có hàm răng thẳng đẹp hoàn toàn. Trainer chỉ có tác dụng định hướng răng mọc, giúp hàm phát triển cân đối và loại bỏ thói quen xấu.
Khí cụ chỉnh răng bằng mắc cài
Khí cụ cố định với mắc cài: được gắn chặt vào răng khi điều trị, chỉ tháo ra khi kết thúc điều trị, có thể bằng Kim loại hoặc bằng vật liệu thẩm mỹ như sứ, composite.
Khí cụ này có thể gắn ở phía ngoài (mắc cài mặt môi, má) hoặc phía trong (mắc cài mặt lưỡi), phù hợp với các đối tượng trên 12 tuổi, răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ. Loại khí cụ này thường được lựa chọn nhiều và mang lại hiệu quả cao nhất.
Niềng răng mắc cài Kim loại là một trong những phương pháp chỉnh nha truyền thống vẫn luôn được duy trì áp dụng trong nha khoa.
Phương pháp niềng răng mắc cài hiện nay còn có mắc cài sứ, giải quyết được một số nhu cầu thẫm mỹ cho những khách hàng ngại mang mắc cài Kim loại.
Cả 2 loại mắc cài này đều có thể xử lý được các vấn đề về răng miệng như răng mọc lệch, răng hô, răng móm…. Đây là phương pháp chỉnh nha an toàn và đạt hiệu quả cao. Có thể áp dụng cho cả trẻ em và người lớn, giúp lấy lại thẩm mỹ cho hàm răng, cải thiện sự cân đối của khuông mặt. Đồng thời phương pháp này cũng giúp giảm thiểu tối đa các tác hại và nguy cơ biến chứng do sự sai lệch trong cấu trúc răng gây nên.
So với các phương pháp khác như niềng răng không mắc cài Invíalign, thì phương pháp niềng răng mắc cài này có chi phí thấp hơn, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Chỉnh nha không mắc cài Invisalign
Hiện nay, còn có phương pháp niềng răng không mắc cài, còn gọi là Invisalign. Phương pháp niềng răng với khay Invisalign trong suốt có thể tháo rời được, cho những ai không muốn đeo niềng răng bằng khí cụ kim loại, Như những công việc phải giao tiếp nhìu, người mẫu hoặc giới nghệ sĩ..vv. Thời gian tái khám có thể linh hoạt phù hợp với từng trường hợp, và quan trọng nhất là tính thẩm mỹ cũng như sự tiện dụng (có thể tháo ra khi cần thiết) của Invisalign. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng với các trường hợp răng lệch lạc mức độ nhẹ.
CHỈNH NHA MẶC TRONG VÀ MẶT NGOÀI
Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn gọi là niềng răng mắc cài mặt lưỡi, có cấu tạo giống với niềng răng mắc cài Kim loại cao cấp nhưng các mắc cài được gắn vào mặt trong thân răng, tăng tính thẩm mỹ, giúp khách hàng tự tin khi giao tiếp.
Đây là phương pháp sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài, các khí cụ nha khoa kèm theo để tác động lực từ mặt răng bên trong. Mục đích của phương pháp này là nhằm điều chỉnh răng về đúng vị trí như mình mong muốn trên cung hàm. Phương pháp này cố tình “giấu” những mắc cài vào bên mặt trong thân răng, tăng tính thẩm mỹ, giúp khách hàng tự tin hơn khi giao tiếp ngay cả trong quá trình đeo niềng.
Tương tự như chỉnh nha từ mặt ngoài, niềng răng mặt trong có thể sử dụng bộ mắc cài bằng Kim loại hoặc bằng sứ kết hợp với hệ thống dây cung và thun đảm bảo cố định và tạo lực kéo cho quá trình niềng răng.
Tuy nhiên, ở phương pháp niềng răng mặt ngoài, thường thì khách hàng sẽ lựa chọn mắc cài được làm từ sứ vì nó trùng với màu răng hoặc trong suốt, còn mặt trong thì mắc cài thường được làm từ Kim loại. Thời gian đầu, người niềng có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi ăn uống và chăm sóc, vệ sinh răng miệng, cảm giác vướng víu, khó chịu vì có thêm một bộ niềng nằm bên trong miệng. Tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi và bạn có thể quen dần với bộ dụng cụ niềng răng này.
THỜI GIAN CHỈNH NHA LÀ BAO LÂU?
Để di chuyển răng một cách an toàn, và đạt được kết quả thẩm mỹ cao, thì cần phải có thời gian.để điều chỉnh hàm răng của bạn một cách hài hòa, hợp lý mà vẫn đảm bảo an toàn cho răng của bạn. Thời gian để tiến hành một ca niềng răng mắc cài kéo dài trung bình khoảng 1 – 3 năm hoàn tất.
Trong thời gian điều trị chỉnh nha, bạn sẽ cần gặp bác sĩ 1-2 tháng/lần để theo dõi và điều chỉnh theo kế hoạch điều trị. Nếu bạn có kế hoạch đi học, đi công tác dài ngày bạn nên báo trước với bác sĩ sớm, bác sĩ sẽ điều chỉnh kế hoạch điều trị phù hợp với bạn.
CHỈNH NHA CÓ ĐAU KHÔNG?
Niềng răng là phương pháp gắn cái mặt cài cố định vào mặt răng để kết nối bởi dây cung, nắn chỉnh các răng lệch lạch thẳng đều lại. Nên bạn sẽ cảm thấy đau nhức miệng và răng trong khoảng 3 – 5 ngày, cơn đau cũng sẽ nhanh chóng được giảm dần. Đồng thời bạn có thể sẽ phải nhổ một vài chiếc răng theo chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả tốt hơn.
CHỈNH NHA GIÁ BAO NHIÊU?
Chi phí chỉnh nha tại Việt Nam trung bình từ 25 – 100 triệu đồng. Chi phí này tùy vào độ khó của hàm răng, vật liệu, và loại khí cụ chỉnh nha khách hàng lựa chọn. So với mắc cài thông thường thì chỉnh nha khay Invisalign chi phí cao hơn nhiều.
QUY TRÌNH CHỈNH NHA VÀ TÁI KHÁM
Đầu tiên bạn sẽ được khám tư vấn và chụp phim X-quang
Bác sĩ xem phim X-quang và phân tích kế hoặc niềng răng cho bạn hiểu, giải thíc và tư vấn các loại mắc cài, giá cả, thời gian, quá trình làm và kết quả sau khi làm.
Vệ sinh răng
Sau khi bạn đã hiểu rõ và đồng ý thực hiện thì bác sĩ sẽ vệ sinh và xử lý hết các bệnh lý trong răng nếu có, để không ảnh hưởng đến quá trình niềng răng sau này
Gắn mắc cài
Bác sĩ gắn cố định loại mắc cài khách hàng đã chọn lên răng cho bạn, đặt dây khung, dây kẽm, thun… kết nối các răng lại với nhau.
Đeo mắc cài và tái khám
Sau khi đặt xong mắc cài bác sĩ sẽ lên lịch tái khám định kỳ, thông thường cách nhau từ 2 đến 4 tuần.
Mỗi lần hẹn sau, nha sĩ sẽ kiểm tra tiến độ dịch chuyển răng và tiếp tục điều chỉnh dây khung, dây kẽm, thun. Một số khí cụ chỉnh nha khác có thể được sử dụng bổ sung để hỗ trợ việc dịch chuyển răng như bắt vít, thun chỉnh nha….quy trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi các răng dịch chuyển đúng như kế hoạch đã đề ra
Tháo mắc cài
Sau 1-3 năm hoàn tất việc chỉnh nha các răng trở nên thẳng hàng, khớp cắn chuẩn, bác sĩ sẽ tháo mắc cài và bệnh nhân sẽ được chỉ định đeo khay duy trì 6-8 để giữ răng ổn định đúng vị trí. Và tái khám định kỳ để theo dõi tránh răng dịch chuyển trở lại vì bệnh nhân quên mang khay duy trì.
LỢI ÍCH SAU KHI NIỀNG RĂNG
Niềng răng giúp bạn có một hàm răng đều hơn, chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt hơn, ngăn ngừa được các tình trạng sâu răn, viêm nướu, viêm nha chu… khắc phục những trường hợp răng bị lệch lạc, hô, móm, thưa, chen chúc nhau trên khuôn miệng, cải thiện những trường hợp sai lệch khớp cắn, giúp việc ăn nhai tốt hơn.Từ đó có một sức khỏe tốt một hàm răng chắc và nụ cười tự tin giao tiếp với mọi người.
CHĂM SÓC RĂNG KHI CHỈNH NHA
Sau khi đeo khí cụ niềng răng, bạn sẽ phải sống chung với vật thể này trong suốt quá trình điều trị. Và rất dễ bị sâu nếu không vệ sinh tốt. Vì vậy bạn sẽ được Bác sĩ hướng dẫn kỹ cách vệ sinh răng miệng, để không gây sứt mẻ các khí cụ, và không gây tổn thương các mô, nướu.
Người chỉnh nha nên sử dụng các bàn chải chuyên dụng, sợi lông mềm và mịn, đồng thời chải răng đúng cách. Bàn chải có sợi lông mềm sẽ được chải nhẹ nhàng, xoay tròn để luồn xuống bên dưới đáy thép trên mắc cài, kết hợp sử dụng máy tăm nước giúp lấy sạch các mảng bám và thức ăn thừa.
Mọi Thông tin cần giải đáp xin gửi trực tiếp về email nhakhoaoda@gmail.com hoặc gọi điện thoại trực tiếp số hotline của phòng khám. Xin chân thành cảm ơn!
- Hotline: 03 9494 6572 ( BS. Tùng )
- Email: nhakhoaoda@gmail.com
- Website: nhakhoaoda.com
- Bảng Giá: Nha khoa ODA