Mục Lục
![[Nha Khoa Quận 10] Bị hôi miệng khi đang mang thai là bị bệnh gì? [Nha Khoa Quận 10] Bị hôi miệng khi đang mang thai là bị bệnh gì?](https://shumi-kumi.net/wp-content/uploads/2021/09/bi-hoi-mieng-khi-mang-thai.png)
Tại sao lại bị hôi miệng khi mang bầu?
Sau đây là một số nguyên nhân dẫn tới việc phụ nữ mang thai dễ bị hôi miệng nhé:
Thường xuyên bị nôn ói khi mang bầu
Theo như nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, có tới 80% phụ nữ mang thai sẽ bị ốm nghén, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên. Chính vì việc, nôn nghén thường xuyên luôn khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu, làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh hoạt hằng ngày.
Bên cạnh đó, việc nôn ọe nhiều còn khiến cho dạ dày bị trào ngược tạo điều kiện cho vi khuẩn phá triển và tấn công vào những chiếc răng của bạn nếu bạn không chú ý đến việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Sự biến đổi hormone trong cơ thể
Ngoài ra, khi mang thai cơ thể cũng có một sự thay đổi lớn về lượng hormone trong cơ thể. Khiến cho tình trạng nước bọt bị giảm, dẫn tới hiện tượng khô miệng. Khi lượng nước trong cơ thể không đủ sẽ không thể tiêu diệt được vi khuẩn tỏng khoan miệng cũng là một trong những nguyên nhân khiến miệng có hơi thở khó chịu.
Bên cạnh đó, việc khô miệng thường xuyên còn có thể dẫn tới tình trạng sâu răng khi mang bầu, hơi thể có mùi do vi khuẩn phát triển mạnh trong khoang miệng. Vì thế, nếu bạn ăn uống khó khăn, sưng cổ, sốt nhẹ,… thì rất có thể bạn đã bị bệnh viêm tuyến nước bọt rồi đấy nhé.
Do chế độ ăn uống
Khi mang thai, các bữa ăn của bà bầu thường được chia thành nhiều phần nhỏ, và thường sẽ thích ăn đồ ngọt nhiều hơn. Và nếu như bạn không chú ý làm vệ sinh răng miệng một cách sạch sẽ thì đó sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sản sinh ra những mùi khó chịu trong cơ thể, cũng như là có thể bị sâu răng nữa nhé.
Điều trị hôi miệng cho bà bầu như thế nào?
1/ Đảm bảo vệ sinh răng miệng đúng cách
Tốt nhất bạn nên chú ý trong việc vệ sinh răng miệng, nên đánh răng ít nhất là 3 lần/ngày sau khi ăn khoảng 30 phút. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng kết hợp với chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn khoang miệng nhé. Mẹ bầu khi mang thai thường sẽ ăn rất nhiều, tuy nhiên nếu đánh răng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến men răng, và không tốt cho lợi. Vì thế, bạn nên lựa chọn cách chia nhỏ bữa ăn và kết hợp với việc dùng chỉ nha khoa.
Khi mang thai, mẹ bầu nên trang bị thêm cho mình một bình nước muối pha loãng để thuận tiện cho việc xúc miệng nhé. Dung dịch này sẽ giúp bạn làm sạch khoang miệng và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Đặc biệt, đừng quên cạo sạch lưỡi mỗi ngày để hạn chế tình trạng hôi miệng khi mang thai nhé.
2/ Chú ý chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai là nên ăn nhiều loại trái ây có vị chua như: cam, bưởi, chanh, quýt,… để kích thích nước miếng hoạt động, và loại bỏ vi khuẩn gây mùi.
Ngoài ra, bạn nên ăn thêm các loại thực phẩm có nhiều rau củ với nhiều chất xơ đề giúp cho răng nướu chắc khỏe hơn nhiều nhé.
3/ Tìm một địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị
Một trong những bài nghiên cứu quan trọng về y học đã chỉ ra rằng, nếu bạn bị viêm lợi trong quá trình mang thai có thể dẫn tới nguy cơ sinh non đối với người mang thai. Đó cũng là một trong những lí do khiến bạn nên thường xuyên kiểm tra răng miệng trong suốt quá trình mà bạn mang thai nhé.
Nếu bị hôi miệng khi bị mang thai thì rất có thể là do sâu răng hoặc bị nha chu. Chính vì thế, phụ nữ có thai nên tìm đến các phòng khám nha khoa uy tín để tiến hành kiểm tra và điều trị kịp thời nhé.
Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng, 3 tháng đầu năm cũng như là 3 tháng cuối của quá trình mang thai là những giai đoạn nhạy cảm nhất, do đó phụ nữ mang thai nên tuyệt đối tránh nhổ răng, trám răng hay cạo vôi răng trong thời gian này nhé.
Khi bạn mang thai thì bạn phải đặc biệt thông báo rõ ràng tình trạng của bạn cũng như thai nhi để bác sĩ nha khoa tiến hành kiểm tra răng miệng và đề ra phương án điều trị phù hợp nhất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nhé.
Khi bạn bị hôi miệng khi mang thai nhưng lại không biết phải làm như thế nào thì không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ hướng dẫn nhé. Hãy đến ngay với phòng khám nha khoa ODA để các bác sĩ kiểm tra răng miệng và điều trị tốt nhất cho các bạn nhé.
- Hotline: 03 9494 6572 ( BS. Tùng )
- Email: nhakhoaoda@gmail.com
- Website: nhakhoaoda.com
- Bảng Giá: nha khoa quận quận 10